I.LỜI GIỚI THIỆU
Hóa học là bộ môn khoa học có khối lượng lớn kiến thức cả về phương diện lí thuyết lẫn thực nghiệm, song lại rất gần gũi, “thân thiện” với đời sống.
Muốn học tốt bộ môn khoa học này đòi hỏi người học phải là người nắm vững lí thuyết, bản chất hiện tượng hoá học, nắm vững các kiến thức cơ bản đã được học để giải quyết một hay nhiều vấn đề mới. Tuy nhiên lí thuyết hoá thường khó nhớ, đặc biệt là các phương trình hoá học. Muốn vậy:
* Điều đầu tiên là phải chú trọng học tốt phần lí thuyết, nắm vững kiến thức cơ bản, tức là không chỉ nhớ được tính chất hoá học của các chất, mà còn phải hiểu bản chất, hiểu tại sao các chất lại có tính chất hoá học như vậy.
* Bám sát kiến thức trên lớp, chú ý những gì thầy cô giảng trên lớp. Về nhà nên giành thời gian để học lại phần kiến thức này, sau đó tìm hiểu các câu hỏi, bài tập ở cuối mỗi bài và ở sách bài tập để kiến thức “hoạt động”, có như vậy mới giúp ta nhớ lâu. Làm các bài tập lí thuyết trước sau đó mới làm các bài tính toán.
* Biết quan sát, nhận xét, có hứng thú với thí nghiệm hoá học: đó là một phương pháp học rất tốt, hỗ trợ việc học rất hiệu quả (có thể kiếm thêm tư liệu, clip về phản ứng hoá học,…)
* Sử dụng sơ đồ tư duy: Hãy tự tóm tắt lại toàn bộ những gì đã được học bằng một sơ đồ. Sơ đồ này sẽ giúp ta ghi nhớ một cách tổng quát hơn. Điều này giúp ta dễ nhớ hơn so với việc xem sơ đồ người khác (hoặc có thể tham khảo sơ đồ của ai đó để tự làm mới sơ đồ cho mình). Ngoài ra, nên ghi lại ý quan trọng vào quyển sổ riêng, và khi cần ta dễ tìm thấy.
* Có óc quan sát những sự vật, hiện tượng xung quanh cuộc sống hàng ngày . Chẳng hạn khi ăn muối, đường, mì chính, dầu thức vật,… thì nhẩm lại công thức hoá học của chúng, khi cho chúng vào nước thì quan sát xem hiện tượng như thế nào,… Nhờ vậy ta củng cố trí nhớ môn hoá học rất nhiều.
* Tìm điểm chung, các mối liên quan giữa các bài học, mối liên quan giữa cấu tạo và tính chất, để từ đó cùng lúc ta nhớ kiến thức của nhiều bài.
* Biết ghi nhớ một cách chọn lọc, logic, tránh học vẹt.
* Biết kết hợp với các môn học khác: đặc biệt là các môn Toán, Lí , Sinh.
* Nên học hỏi từ những bạn học giỏi Hoá: đó cũng là một cách để giúp mình học giỏi Hoá. Ngoài ra có thắc mắc gì thì đừng ngần ngại, hãy hỏi thầy, cô và bạn bè, họ sẽ giúp.
Ngoài ra với điều kiện Công nghệ thông tin hiện nay mạnh và thuận lợi, thông tin môn Hóa học dễ dàng truyền thông trên mạng Internet, bạn nên học trên mạng, tìm một Website học trực tuyến uy tín để học thêm sẽ tốt đấy !
Nhất là thư viện trường, hiện nay tập hợp khá nhiều tài liệu và sách hay về môn Hóa học, các em có thể đến thư viện nghiên cứu, mượn đọc. Ở đây cũng sẽ giúp các em học cực tốt môn Hóa đấy
Mời quý Thầy, Cô và các em học sinh đọc "Thư mục giới thiệu sách môn Hóa học" của Thư viện trường THCS Kỳ Sơn vừa biên soạn để gíup thầy trò trường mình dễ dàng tìm đọc, góp phần yêu cầu chung dạy tốt và học tốt môn Hóa học Ban Giám Hiệu đề ra.
II. NỘI DUNG
1. ĐÀO HỮU VINH. 150 câu hỏi trắc nghiệm và 350 bài tập Hóa học chon lọc: Dùng cho học sinh THCS/ Đào Hữu Vinh.- H.:GD, 2009.- 52tr, 24cm.
TÓM TẮT CHỈ DẪN
Cuốn sách gồm 2 phần:
Phần I. Gồm 150 câu hổi trắc nghiệm. 150 câu hỏi trắc nghiệm là 150 dạng bài khác nhau.
Phần II. Gồm 350 bài tập tự luận. Gổm những bài tập tương đối dễ, chỉ cần vận dụng kiến thức đã học ở lớp nhưng cũng có những bài tập khó đòi hỏi phải suy luận và vận dụng kiến thức, của nhiều phần đã học.
STK/ 341
2. NGUYỄN THỊ NGUYỆT. 250 bài tập Hóa học 8/ Nguyễn Thị Nguyệt.- H.: Đại học sư phạm, 2004.- 150 tr, 23cm.
TÓM TẮT CHỈ DẪN
1. Cuốn sách gồm 4 phần:
Phần I. Tóm tắt kiến thức từng chương.
Phần II. Giải các dạng bài tập nâng cao
Phần III. Bài tập tự giải
Phần IV. Hướng dẫn giải.
STK/ 631
3. NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG. Bài tập nâng cao Hóa học 8/ Nguyễn Xuân Trường.- H.: GD, 2004.- 216tr, 24 cm .
TÓM TẮT CHỈ DẪN
Nội dung cuốn sách gồm hai phần:
Phần thứ nhất: Tóm tắt kiến thức cơ bản theo từng chương, từng bài của sách giáo khoa mới và có bổ sung một số kiến thức mở rộng, đào sâu các kiến thức trong sách giáo khoa.
Bài tập cơ bản và nâng cao phong phú, đa dạng và đặc biệt có bài tập trắc nghiệm khách quan giúp tự kiểm tra nhanh việc nắm kiến thức.
Phần thứ hai: Giải bài tập, hướng dẫn giải, đáp số.
STK/629
4. NGÔ NGỌC AN. Rèn luyện kỹ năng giải toán Hóa học 8/ Ngô Ngọc An, Lê Hoàng Dũng.- H.: GD, 2004.- 151tr, 20cm.
TÓM TẮT CHỈ DẪN
Cuốn sách đã: - Hệ thống hóa kiến thức sách giáo khoa.
- Nêu các phương pháp giải toán Hóa học.
- Có các bài tập kèm lời giải mẫu và những bài tập tự giải.
Cuốn sách sẽ giúp các em học sinh nắm vững những thao tác và phương pháp tư duy Hóa học, cuốn sách cũng là tài liệu giúp các thầy cô giáo tham khảo khi soạn giảng, giúp đỡ đắc lực các bậc phuynh học sinh hương dẫn con em mình học.
STK/292
5. VŨ ANH TUẤN. Bồi dưỡng hóa học THCS/ Vũ Anh Tuấn.- H.: GD, 2009.- 292tr, 24cm.
TÓM TẮT CHỈ DẪN
Cuốn sách gồm 3 phần.
Phần I. Dạng bài tập cơ bản
phần II. Dạng bài tập nâng cao gồm:
- Một số dạng câu hỏi và bài tập lý thuyết
- Một số dạng bài tập tính toán
- Hướng dẫn giải bài tập nâng cao
- Một số dạng bài tập tính toán.
III.BẢNG TRA CỨU TÊN SÁCH
STT
|
Tên sách
|
Trang
|
1
|
150 câu hỏi trắc nghiệm và 350 bài tập Hóa học chon lọc
|
3
|
2
|
250 bài tập Hóa học 8
|
3
|
3
|
Bài tập nâng cao Hóa học 8
|
3
|
4
|
Rèn luyện kỹ năng giải toán Hóa học 8
|
4
|
5
|
Bồi dưỡng hóa học THCS
|
4
|